1 00:00:00,060 --> 00:00:07,020 Sắp đến sinh nhật lần thứ 28 của Hubble và giống như bao năm trước, 2 00:00:07,020 --> 00:00:15,060 kính thiên văn Hubble sẽ ăn mừng lễ kỉ niệm bằng việc chụp một bức ảnh đầy mới lạ của Vũ Trụ. 3 00:00:16,000 --> 00:00:20,720 Năm nay Hubble đưa ta đến với chuyến hành trình xuyên qua tinh vân Lagoon, 4 00:00:20,720 --> 00:00:25,780 một nơi mà hoàn toàn không hề bình yên như tên gọi của nó. 5 00:00:32,060 --> 00:00:36,520 Hành trình xuyên qua tinh vân Lagoon 6 00:00:38,420 --> 00:00:42,160 28 năm trước, vào ngày 24 tháng 4 năm 1990, 7 00:00:42,160 --> 00:00:46,860 Hubble đã được phóng lên không gian bằng tàu vũ trụ Discovery. 8 00:00:47,860 --> 00:00:58,760 Với một nhiệm vụ đầy tham vọng - mà chỉ có thể thực hiện được nhờ có sự hợp tác thành công giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu, ESA. 9 00:01:01,620 --> 00:01:03,600 Nhờ sự hợp tác này, 10 00:01:03,600 --> 00:01:09,980 Hubble đã mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về Vũ Trụ bằng những khám phá đầy hấp dẫn. 11 00:01:10,740 --> 00:01:13,300 Để kỉ niệm sự kiện đầy thành công này, 12 00:01:13,300 --> 00:01:20,120 mỗi năm Hubble dành một phần nhỏ thời gian quan sát để chụp 1 bức hình kỷ niệm, 13 00:01:20,120 --> 00:01:22,920 cho chúng ta thấy vẻ đẹp của Vũ Trụ. 14 00:01:26,340 --> 00:01:30,480 Bức ảnh lần này sẽ là ảnh chụp chi tiết tinh vân Lagoon đầy màu sắc, 15 00:01:30,480 --> 00:01:35,720 một đám mây liên sao khổng lồ cách chúng ta khoảng 5000 năm ánh sáng 16 00:01:35,720 --> 00:01:38,700 trong chòm sao Cung thủ (Sagittarius). 17 00:01:39,160 --> 00:01:42,760 Do kích thước tương đối lớn của tinh vân trên bầu trời, 18 00:01:42,760 --> 00:01:46,460 nên Hubble chỉ có thể chụp lấy một phần của nó - 19 00:01:46,460 --> 00:01:51,020 nhưng bức ảnh cận cảnh này lại cho thấy các chi tiết tuyệt đẹp trong tinh vân. 20 00:01:57,460 --> 00:02:03,700 Giống như nhiều vườn ươm sao khác, Tinh vân Lagoon chứa số lượng lớn các ngôi sao nóng, khổng lồ. 21 00:02:04,760 --> 00:02:09,520 Bức xạ tử ngoại từ chúng ion hoá khí gas xung quanh, 22 00:02:09,520 --> 00:02:16,360 khiến nó sáng lên và tạo nên những hình dạng đầy cuốn hút và ma mị. 23 00:02:18,400 --> 00:02:25,880 Trong tinh vân còn có các "ống xoắn" liên sao - có cấu trúc giống như dây thừng hình thành từ bụi và khí. 24 00:02:28,780 --> 00:02:35,560 Ở những nơi khác, các lớp bụi cực kỳ dày đặc ngăn chặn ánh sáng của những ngôi sao đằng sau. 25 00:02:38,220 --> 00:02:42,980 Những khối khí này đang dần dần co sụp bởi lực hấp dẫn. 26 00:02:44,200 --> 00:02:47,760 Một ngày nào đó chúng sẽ hình thành nên những ngôi sao. 27 00:02:50,480 --> 00:02:58,540 Các thiết bị đa năng của Hubble và khả năng hồng ngoại của kính cho phép nhìn xuyên qua các đám mây bụi. 28 00:02:59,280 --> 00:03:03,880 Cho thấy sự phức tạp đáng kinh ngạc của tinh vân, 29 00:03:03,880 --> 00:03:06,820 cũng như các ngôi sao trẻ trong đó. 30 00:03:10,320 --> 00:03:13,040 Một ngày, khi những ngôi sao này chết, 31 00:03:13,040 --> 00:03:20,720 chúng sẽ giải phóng các vật liệu của mình trở lại tinh vân để được tái sử dụng thành một thế hệ sao mới. 32 00:03:23,580 --> 00:03:27,320 Chu kỳ sinh và sinh và tử của những ngôi sao này vẫn sẽ tiếp tục, 33 00:03:27,800 --> 00:03:36,720 tạo nên những hình dạng đẹp đẽ, các dải khí và cả những vùng sáng và tối trong tinh vân Lagoon. 34 00:03:40,360 --> 00:03:44,660 Transcribed by ESO; Translated by — Thanh Sang Mai.